Hình thành của đá evaporit Evaporit

Mặc dù tất cả các khối nước trên bề mặt và trong cáctầng ngậm nước đều chứa các muối hòa tan, nhưng nước phải bay hơi vào khí quyển để cho các khoáng vật có thể trầm lắng. Để điều này xảy ra thì khối nước phải nằm trong một môi trường hạn chế trong đó tốc độ cung cấp nước đầu vào cho môi trường này phải nhỏ hơn tốc độ ròng của sự bay hơi. Điều này thường xảy ra đối với các môi trường khô hạn với lưu vực nhỏ được nuôi bằng nguồn cấp nước đầu vào hạn chế. Khi sự ay hơi xảy ra thì lượng nước còn lại chứa nồng độ muối cao hơn và các muối sẽ trầm lắng xuống khi nước đã bão hòa muối. Khoáng vật học của các loại đá evaporit là phức tạp, với khoảng 100 dạng có thể, nhưng trong số này chỉ một vài chục dạng là có tầm quan trọng về mặt khối lượng. Các khoáng vật trong các loại đá evaporit bao gồm các cacbonat (đặc biệt là canxit, dolomit, magnesitaragonit), các sulfat (thạch cao khan và thạch cao), các clorua (cụ thể là halit, sylvitcarnallit) cũng như một loạt các borat, silicat, nitrat và sulfocacbonat. Các tích tụ evaporit có thể xảy ra ở cả môi trường biển lẫn môi trường không phải biển.

Đá evaporit cổ đại

Các evaporit cổ đại diễn ra nhiều trong các hồ sơ địa chất thuộc liên đại Hiển sinh, cụ thể là thuộc các kỷ như Cambri (từ 570 tới 505 triệu năm trước), Permi (từ 286 tới 245 triệu năm trước) hay Trias (từ 245 tới 208 triệu năm trước), nhưng lại khá hiếm trong các chuỗi trầm tích của thời kỳ Tiền Cambri. Chúng có xu hướng gắn liền với các cacbonat và đá sét kết mịn (thông thường giàu các ôxít sắt) trên thềm biển nông. Do trầm tích evaporit đòi hỏi các điều kiện môi trường và các thiết lập lưu vực cụ thể, nên sự hiện diện của chúng theo thời gian và không gian thể hiện rõ nét các tính chất và tác động của cổ khí hậu học và cổ địa lý học. Các lớp evaporit có xu hướng tích lũy và tạo thuận lợi cho các tầng phay nghịch chờm, vì thế sự hiện diện của chúng được cá nhà địa chất học cấu trúc rất quan tâm.